Hiện nay việc phun sơn tĩnh điện giúp cho sản phẩm có được mẫu mã đẹp và chất lượng tốt hơn. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân khiến màng phủ sơn thu được trên bề mặt sản phẩm là những vết xước mất thẩm mỹ vô cùng. Vậy nguyên nhân dẫn đến hiện tượng vết xước nhám là gì? Nguyên nhân do đâu mà ra? Cách xử lý như thế nào? Bạn hãy cùng Nguyên Mộc Décor tìm hiểu những thắc mắc đấy qua bài viết dưới đây. Ngoài ra, bạn còn có thể tham khảo thêm qua bài viết những câu hỏi thường gặp trong công nghệ phun sơn tĩnh điện.
Hiện tượng vết xước nhám trong sơn tĩnh điện
Xuất hiện những vết xước ngang, dọc trên bề mặt sản phẩm, điều này là mất đi tính thẩm mỹ và chất lượng của sản phẩm.
Nguyên nhân gây ra vết xước nhám trong sơn tĩnh điện
Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến việc xuất hiện vết xước nhám trên bề mặt sản phẩm. Bạn cần tìm hiểu qua để biết được lỗi sơn mà mình mắc phải là ở đâu để có những giải pháp phù hợp, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm:
– Khi chà nhám gỗ bị ngược vân gỗ, để lại vết xước.
– Quá trình chà nhám lựa chọn loại nhám quá thô hoặc phương pháp chà nhám không đúng cách.
– Màng phủ chưa kịp khô đã tiến hành chà nhám (đặc biệt là chất sơn 2 thành phần càng hiện rõ).
– Sử dụng loại dung mỗi loãng, không khô nhanh, dẫn đến làm cho màng phủ không khô rắn trong thời gian nhất định.
– Màng phủ của sơn mặt quá mỏng và độ keo dính không cao.
– Giấy chà nhám đang sử dụng có bụi sơn dính vào, khi bạn chà nhám thì nó không còn tác dụng đánh nhám, mà chỉ để lại những vết di chuyển của vết sơn.
Cách xử lý vết xước nhám trong sơn tĩnh điện
– Bạn nên lựa chọn những loại giấy nhám có độ nhám thích hợp, thông thường khi đánh nhám lần 2 sẽ mịn hơn và xóa đi được vết nhám của lần 1.
– Khi chà nhám phải chà theo hướng thuận vân gỗ.
– Chà nhám màng phủ phải chờ màng phủ khô triệt để rồi mới chà, chà xong cần phủi đi bụi sơn trên bề mặt vừa được đánh nhám.
– Giấy nhám khi kiểm tra 1 thời gian phải kiểm tra lại có bụi sơn (bụi gỗ) dính vào hay không, nếu có bạn cần thay giấy nhám mới.
– Động tác chà nhám phải có phương hướng chính xác.
– Sơn cần pha chế phù hợp để có được độ dính chắc chắn, độ dày màng phủ phải đủ để che đậy vết xước nhám.
– Tùy theo từng trường hợp mà bạn có thể phủ trước một lớp sơn lót, sau đó phủ lớp sơn mặt để tăng thêm độ dày.
– Sử dụng chất pha loãng làm màng phủ khô rắn theo thời gian đã sắp đặt.
Qua bài biết cùng những chia sẻ của chúng tôi, hy vọng có thể giúp các bạn giải đáp được những thắc mắc về nguyên nhân và cách xử lý vết xước nhám trong sơn tĩnh điện. Chúc các bạn thành công!