Nhờ những ưu điểm mà sơn tĩnh điện mang lại, nó đã và đang được phổ biến rộng rãi, đặc biệt công nghệ phun sơn tĩnh điện ngày càng phát triển trong thị trường nội thất, chính là chân sắt sơn tĩnh điện. Để hiểu rõ hơn về công nghệ sơn tĩnh điện và quy trình chi tiết phun sơn tĩnh điện, hãy cùng Nguyên Mộc décor tìm hiểu các bước thực hiện sơn tĩnh điện.
Công nghệ sơn tĩnh điện
Khái niệm
Công nghệ sơn tĩnh điện trong ngôn ngữ tiếng anh còn được gọi là: Electro Static Power Coating Technology). Đây chính là công nghệ hiện đại được phát minh bởi TS. Erwin Gemmer vào đầu thập niên 1950, qua nhiều cả tiến cho đến ngày nay công nghệ phun sơn tĩnh điện ngày càng được hoàn chỉnh về chất lượng và mẫu mã.
Phân loại sơn tĩnh điện
Có 2 loại sơn tĩnh điện: sơn tĩnh điện trong nhà và sơn tĩnh điện ngoài nhà
Quy trình sơn tĩnh điện
Quy trình phun sơn tĩnh điện bột khô là một quy trình khép kín của hệ thống sơn tĩnh điện, bao gồm việc từ khi sản phẩm được đưa vào ban đầu đến lúc cho ra sản phẩm hoàn thiện với chất lượng cao. Với 4 bước cơ bản: xử lí bề mặt sản phẩm cần được phun sơn tĩnh điện, sấy khô bề mặt sản phẩm cần được phun sơn tĩnh điện, phun sơn tĩnh điện, sấy định hình sẽ giúp bạn có được những sản phẩm theo ý muốn.
Bước 1: Xử lí bề mặt sản phẩm cần được phun sơn tĩnh điện
Sản phẩm trước khi đưa vào sơn tĩnh điện cần phải được xử lí bề mặt cho sạch sẽ (thông thường sản phẩm được sơn tĩnh điện chủ yếu là kim loại). Việc xử lí bề mặt giúp cho sản phẩm loại bỏ được các gỉ sét, dầu mỡ bám dính trong quá trình gia công hay vận chuyển. Để có được một lớp sơn phủ tốt nhất bạn cần tỉ mỉ trong công đoạn này, như vậy bề mặt sẽ bám dinh tốt hơn, mịn hơn và tính thẩm mĩ cao hơn.
Xử lý bề mặt sản phẩm bạn phải cho sản phẩm vào trong bể chứa hóa chất theo thứ tự: bể axit tẩy gỉ sét, bể rửa nước, bể tẩy dầu mỡ và bể chứa hóa chất định hình bề mặt. Sản phẩm sẽ được đưa lần lượt vào từng bể kể trên theo hệ thống palang điện. Quá trình xử lí này tốn khá nhiều thời gian, nhưng như vậy sản phẩm mới có được chất lượng tốt nhất khi phun sơn.
Bước 2: Sấy khô sản phẩm trước khi phun sơn tĩnh điện
Sau khi bề mặt sản phẩm được xử lí qua bể hóa chất phải được sấy khô. Treo sản phẩm trên xe gong và đẳy vào lò sấy theo hệ thống băng chuyền, sử dụng lò sấy giúp cho sản phẩm được khô nhanh chóng hơn.
Bước 3: Phun sơn tĩnh điện
Phun sơn tĩnh điện phải sử dụng đến súng phun sơn, màu sơn đậm nhạt sẽ tùy vào lượng pha bột màu, cần sảm bảo sao cho nước sơn ra thành phẩm đẹp nhất. Súng phun bao gồm: sung phun buồng đơn và sung phun buồng đôi (đối xứng).
Đây là phun sơn bột khô nên cần đến tác động của lực tĩnh điện, sau khi phun sơn tĩnh điện phần sơn dư thừa bạn có thể gom lại, trộn với sơn mới theo các công thức khác nhau để tái sử dụng cho lần tiếp theo. Đây cũng chính là ưu điểm vượt trội của sơn bột, nên công nghệ sơn tĩnh điện ngày càng được phát triển rộng rãi.
Bước 4. Sấy định hình và hoàn thiện sản phẩm
Sau khi sản phẩm được phun sơn tĩnh điện xong, bạn sẽ đưa sản phẩm vào buồng sấy định hình sản phẩm. Tại công đoạn này sẽ giúp cho sơn được bám chắc, đều và đẹp trên bề mặt hơn so với thông thường. Nhiệt độ sấy trong phòng sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với từng loại sản phẩm, làm sao cho sản phẩm được bám chắc nhất.
Cách thu hồi bột sơn sau khi phun
Việc lắp đặt hệ thống phun sơn tĩnh điện có ưu điểm tiết kiệm được chi phí khi sản xuất, đó chính là thu hồi được sơn dư thừa để tái sử dụng. Thu hồi bột sơn sau đó trộn lẫn với bột mới theo một tỉ lệ hợp lí (tùy vào số lượng bột sơn dư thừa thu lại được).
Hy vọng những thông tin Nguyên Mộc Décor cung cấp bên trên có thể giúp ích cho cuộc sống của bạn!